Cnh cửa đ khp - Phần 1
New Page 1

by WOWSlider.com v3.9
New Page 1
New Page 1

  NỖI LNG CỦA MỘT CỰU NỮ SINH NHA TRANG
  TIN VUI: Kỷ niệm 60 năm lễ cưới của Thầy C BI NGOẠN LẠC
Xem thm    


 Ảnh đại hội 2011

picnic hn 2010 sj.jpg

Views: 2768

0657.lt11.1.jpg

Views: 3072

0664.lt15.1.jpg

Views: 3010

0764.lt44.jpg

Views: 3623

100_1059 alxhÐ.jpg

Views: 2551

0619.lt1.jpg

Views: 4755
Xem thm
Cập nhật danh sch VTNTHNT
Viễn Xứ

Xem danh sch
Facebook
 Nhấn nt "like" duới đy để ủng hộ V Tnh Nữ Trung Học Nha Trang!

 

Vườn Văn


Cnh cửa đ khp - Phần 1
20-12-2006

Viết tặng Võ  Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang

 

         Vân bật khóc khi hay tin Thu bình yên vào đến Bộ Tổng Tham Mưu khuya hôm qua. Gác máy điện thoại xuống, nàng ghi vội vài chữ để cho cho gia đình rồi ra bến xe mua vé đi Sàigòn. Thu vừa cho biết chàng chỉ có mặt tại đây một vài ngày và cần gặp Vân gấp trước khi nhận lệnh trình diện một đơn vị mới.

Trong thời gian qua Vân đã nhiều đêm thức trắng khi hay tin Bộ tư lệng quân đoàn II di tản từ Pleiku dọc theo quốc lộ 19 xuống Qui Nhơn. Vân lần liên lạc với tiểu khu Khánh Hòa cũng như các

 đơn vị trực thuộc quân đoàn để thăm dò tin tức Thu, những nơi nầy không hay biết gì hơn kể từ ngày chàng theo đoàn quân bộ tư lệnh trên đường rút xuống vùng biển. Đài BBC cũng như những nguồn tin khác cho biết trình trạng hổn loạn của quân đội cũng như dân chúng trong lúc tháo chạy, những con số bị thương và tử vong trên suốt chặng đường quốc lộ càng làm cho Vân hốt hoảng. Mẹ Vân thông cảm tình trạng bất an của con, bà cho phép Vân ra Qui Nhơn để thăm dò tin tứcThu, nhưng ba Vân thì cẩn thận lo xa, sợ rằng thân gái dặm trường dễ xảy ra những chuyện bất trắc. Gia đình có người quen ở tại tỉnh lỵ nhưng ông không bằng lòng để Vân một mình và tá túc tại nhà người khác trong tình thế dầu sôi lửa bỏng.

         Sáng nay chính Thu điện thoại ra báo tin cho Vân và mong gặp nàng tại Sàigòn để sau đó  tất cả vững tâm và tính chuyện những ngày sắp đến. Vân vẫn còn nhớ rõ, Thu nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thế nào cuộc chiến cũng kéo vào tận Sàigòn. Tình hình ra sao thì chưa biết nhưng quốc lộ 1 sẽ bị cô lập. Có thể địch sẽ chiếm khu rừng lá làm bàn đạp tiến vào thủ đô, Vân phải thu xếp trước thế nào để phút chót nếu kẹt đường thì phải dùng ghe chạy vào Vũng Tàu. Thu cho biết, dù tình hình sẽ xảy ra thế nào chàng

cũng không thể quay trở ra Nha Trang để đón gia đình Vân.

 

Sau khi tốt nghiệp Vân xin về dạy tại Nha Trang, thành phố biển mà nàng đã trải qua bảy năm trung học ở đây. Vân quen Thu trong thời gian còn theo đại học sư phạm tại Sàigòn. Lúc bấy giờ Thu là một nhà văn mang cấp bậc trung úy, biên tập viên của đài phát thanh quân đội. Hai người gặp và yêu nhau, dự trù sau khi Vân ra trường, yên ổn việc dạy học, hai người sẽ thành hôn với nhau. Nhưng tình hình chiến sự bộc phát dữ dội tại cao nguyên vào mùa hè năm 1972, Thu tạm rời đài phát thanh, trở thành phóng viên chiến trường và cuộc chiến tại Cao nguyên đã giữ chân anh trong nhiệm vụ mới cho đến khi có lệnh di tản. Thu được điều động xuống vùng IV và kẹt lại đây cho đến lúc phải buông súng đầu hàng. Là một đại úy ngành chiến tranh chính trị bị bắt tại chỗ khi giặc vừa kéo vào, Thu bị chúng giam tại Cần Thơ cho đến lúc bị còng tay lên xe đi tù cải tạo. Họ gặp nhau lần chót khi Thu vừa vào đến Sàigòn và kể từ ngày đó hai người mất luôn tin tức nhau. Nhiều lần hỏi gia đình Thu nhưng không một ai hay biết gì hơn và gần một năm sau ngày mất nước, Vân và gia đình có cơ hội vượt biên bằng ghe với một làng đánh cá. Vân vẫn nặng tình với Thu, nhưng hoàn toàn không tin tức cũng như không còn chút hy vọng gặp lại Thu trong lúc cha mẹ đã già yếu không thể vượt biển với mấy người em. Tuy vậy Vân vẫn khất lần với gia đình để chờ Thu, mười ngày rồi một tháng, ba tháng đến sáu tháng, chẳng những không có tin gì theo lời hứa của Cộng sản mà càng ngày càng nhiều tin đồn thất thiệt chẳng biết tin vào đâu để có một quyết định dứt khoát. Đang hoang mang chưa biết tình trạng Thu sống chết ra sao thì bạn bè cho hay, các sĩ quan ngành chiến tranh chính trị chế độ cũ bị Cộng sản liệt vào dạng ác ôn côn đồ, có tội nặng với chế độ mới. Những sĩ quan nầy chắc chắn sẽ bỏ thây trong các trại cải tạo hay ít ra cũng lãnh án tù tội suốt đời, tất cả khuyên Vân đừng hy vọng ngày về của Thu. Cuối cùng Vân đành vuốt lệ lên đường vượt biên với cha mẹ và hai đứa em. Sau gần một năm nằm tại trại tỵ nạn ở Mã Lai, gia đình Vân được người thân bảo lãnh qua Mỹ và gia đình làm lại cuộc đời tại tiểu bang Virginia. Vân xin theo học ngành thẩm mỹ và sau đó dời về California để phục vụ cộng đồng người Việt tại quận Cam.

 

        Một người đàn bà trẻ đẹp, giàu có và nhất là còn độc thân là cái đích cho đàn ông thuộc mọi lứa tuổi mơ ước, trong đó đa số khoa bảng và có sự nghiệp vững đều nuôi hy vọng làm chủ trái tim cũng như gia tài của Vân, nhưng nàng vẫn thờ ơ trước những ân cần săn đón. Đã bốn năm trời nàng vẫn nghĩ đến Thu và ngày đêm hy vọng một phép lạ nào đó hai người sẽ được tái hợp. Từ mấy năm nay Vân vẫn thường xuyên liên lạc với Việt Nam và mới đây gia đinh Thu cho biết, chàng đã bị đày ra miền thượng du Bắc Việt, lao động khổ sai trong các trại tù ở miền núi, tình trạng sức khỏe quá yếu và ngày về thì chẳng biết đến bao giờ đối với một sĩ quan phóng viên chiến trường thuộc ngành chiến tranh chính trị! Gia đình Vân thường nhắc nàng việc hôn nhân, không lẽ ở giá để chờ một hình bóng vô vọng. Vân vẫn không xiêu lòng. Cho đến lúc chính cha mẹ Thu buồn bã khuyên Vân nên lập gia đình thì nàng mới bắt đầu nghĩ đến việc hôn nhân cho mình.

 

        Vân kết hôn với Khải, một bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ vừa ra truờng. Việc lựa chọn không quá khó khăn đối với Vân. Khải, một thanh niên trẻ đẹp khỏe mạnh và cũng là người trong ngành mà nàng cần để thay thế một bác sĩ đang làm việc với Vân bằng hợp đồng. Mấy lúc gần đây, ông bác sĩ nầy thường đưa ra nhiều yêu sách mục đích để buộc Vân nhượng lại một nửa cổ phần của trung tâm nhưng Vân không thể nào chấp thuận những đỏi hỏi quá lố. Trường hợp ông ta ra đi sẽ gây khó khăn cho Vân vì bằng cấp của nàng chuyên về trang điểm, săn sóc thân mình, da mặt và những tiểu giải phẫu không quan trọng, Vân không đủ tiêu chuẩn để thực hiện những trường hợp giải phẫu thẩm mỹ chỉnh hình gương mặt và bộ ngực. Trong lúc phân vân tìm một bác sĩ chuyên ngành phụ trách kỹ thuật thì dịp may đưa Vân gặp Khải trong một buổi dạ hội và mối tình hai người chớm nở bắt đầu từ đêm đó. Việc cưới hỏi diễn ra nhanh chóng và cuộc sống lứa đôi đã làm cho Vân dần dần quên hẳn Thu.

 

***

Cô tiếp viên hàng không nhắc nhở Vân :

         -  Thưa bà, máy bay sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong vòng vài phút, xin bà vui lòng ngồi lại ngay ngắn, cài giây an toàn…

            Vừa giật mình thức dậy, Vân thấy cô tiếp viên đừng bên cạnh mỉm cười :

   -  Bà ngủ một giấc ngon lành, chúng tôi không dám đánh thức bà dùng bữa.

Vân ngạc nhiên :

 -  Tôi ngủ một ngon đến thế ?

 -  Vâng, thưa bà đúng như vậy.

  

    Đây là lần đầu Vân trở lại Việt Nam sau ngày vượt biên vì nàng không còn thân nhân tại đây. Bỡ ngỡ trước nhiều thay đổi nhưng Vân vẫn hình dung được những gì quen thuộc ngày trước, từ dáng điệu, lối nói chuyện khuôn mặt hiền hòa của người miền Nam đang chen nhau trước hàng rào quan thuế. Chỉ một người bạn ra đón, nhưng xa cách đã lâu không biết có nhận ra nhau dễ dàng không. Vân biết Thủy đang có mặt trong số người đến đón thân nhân nhưng chắc chắn Thủy không bao giờ nhận ra mình, vì nàng vẫn còn quá trẻ so với số tuổi đời. Hơn nữa, qua những lần giải phẫu, gương mặt nàng đã có nhiều thay đổi và hình dáng bên ngoài vẫn cân đối quyến rũ như thời con gái, chính vì nàng chịu khó giảm ăn và chăm sóc thể dục thẩm mỹ hằng ngày. Ngược lại, Vân biết bạn sẽ khó nhận ra nàng, vì qua những lần trao đổi điện thư, Thủy cho biết nàng đã trải qua nhiều gian lao cực khổ cả vật chất lẫn tinh thần. Con người Thủy trở nên bệ rạc, hốc hác vì cuộc sống thiếu thốn đủ mọi thứ, từ tinh thần đến vật chất. Trong thư điện tử gởi trước ngày lên đường, Vân đề nghị Thủy cầm một tấm bìa cứng đề tên nàng khi đón ở phi trường. Thủy có vẻ không bằng lòng và trả lời rằng, chắc chắn mình không quên Vân, mà chỉ sợ người nước ngoài không nhận ra người bạn nghèo khó ngày trước mà thôi ! Khi ngang qua hàng rào cảnh sát an ninh, Vân nhận ra một người đàn bà tay cầm tấm bìa cứng đề tên nàng đứa lên cao, dù chưa hình dung được người bạn cũ, nhưng Vân biết chắc là Thủy. Vân vẫn tiếp tục đi thẳng ra để xem phản ứng của bạn, thì đúng như nàng đoán, Thủy vẫn nhón người lên cao nhìn vào phía trong. Vân vòng ra phía sau vỗ nhẹ vào vai, Thủy quay lại reo lên :

-          Vân phải không ?

-          Ừ, mình đây. Thôi chúng ta đi nhanh về nhà nói chuyện sau.

Hai người vội lui ra sau khi trao hai chiếc valise lớn cho anh tài xế taxi. Thủy vừa nắm tay Vân đi nhanh về ra đậu xe vừa căn dặn :

-          Đừng để ý và cũng không nên trả lời bất cứ câu hỏi gì của mấy chàng thanh niên đi theo.

            Sau khi đã vào hẳn trong xe, Vân lên tiếng hỏi :

      -    Sao phải trốn mấy thanh niên như chạy giặc vậy ?

      -    Bọn đĩ trai ma cô đó. Trả lời là mắc bẫy chúng sẽ đeo sát như đỉa và sẽ chết dưới tay chúng nó.

           Vừa nói Thủy chỉ về hướng tay trái, một thanh niên đi xe hai bánh đời mới loại phân khối lớn đang phóng theo xe taxi. Khi vượt qua mặt anh chàng đưa tay chào một cách thân mật như đã quen biết nhau từ trước. Đến góc đường anh ta chạy chậm lại nhường cho taxi qua trước và tiếp tục bám sát sau lưng.

Vân ngạc nhiên chưa hiểu :

-          Không hiểu sao, anh chàng khi nãy vẫn chạy theo, có quen biết với Thủy ?

-          Bọn chúng đó đóng đô tại phi trường, thấy bất cứ đàn bà Việt kiều nào đi về một mình, ra vẻ có tiền và nhất là đẹp cỡ như Vân là không thoát được tay chúng nó.

-          Làm gì được mình ?

-          Dài dòng lắm để có dịp kể cho nghe. Đại khái là chúng đeo đuổi con mồi tới cùng, dùng đủ mọi mánh lới để dụ cho bằng được, cuối cùng rút hết tiền của đến trắng tay. Nếu đẹp như Vân thì mục tiêu càng có giá hơn. Thời gian Vân ở Sàigòn, đi đâu cũng phải có mình kèm bên cạnh, không thì trước sau gì cũng bị chúng tìm đủ mọi cách làm quen xong rồi sẽ lột hết không còn một thứ gì trên người.

Vân cười :

-          Đâu có dễ dàng vậy.

-          Đừng khinh thường, chúng nó có cả trăm chiêu ngàn kế, nhiều người đàn bà danh giá đạo đức, cao tay ấn nhưng chỉ sơ suất chút đỉnh là lọt vào quỹ đạo chúng nó hết đường thoát. Tại Sài gòn đã xảy ra ngàn lẻ một chuyện, giai thoại các bà Việt kiều một mình về thăm gia đình hay đi làm thương mãi, đã có biết bao người mất tiền mà còn bị quỵt tình nữa. Nhưng có mấy ai dám hé môi để gia đình tan nát đồng thời làm trò cười cho thiên hạ.

Vân vui vẻ :

-          Được rồi, về đây đi đâu cũng phải có Thủy bên cạnh cho chắc ăn.

 

Chưa dứt chuyện xoay quanh những người đàn bà về Việt Nam một mình thì xe đã đến đầu hẻm. Nhà Thủy ở tận trong phải đi bộ chừng hơn cả trăm thước. Thủy lên tiếng trước :

-          Nhà mình trong xó, bệ rạc thiếu phương tiện nhưng Vân phải ráng ở tại đây, an toàn cho thân gái dặm trường.

-          Mua hay mướn ?

-          Làm gì có tiền mua, mướn tạm mà cũng không trả nổi tiền hàng tháng.

Vân nhìn quanh nhà :

-          Mấy đứa nhỏ ở gần đây không ?

       -  Gia đình chúng nó cũng quanh quẩn trong Sàigòn, đứa cháu đi học chưa về.

May có nó trong nhà cũng đở vắng vẻ.

Vân hỏi sơ qua mấy đứa nhỏ nhưng không đề cập đến Thinh, người chồng đã để lại cho Thủy nhiều thương đau trong cuộc sống lứa đôi. Vân và Thủy, bạn thân cùng chung lớp sư phạm, ra trường Vân xin về Nha Trang, Thủy chọn Sàigòn, cả hai đều dạy môn triết. Thời sinh viên họ quen hai người đàn ông, đến chừng mất nước Thu biệt tích, Thủy lấy Thinh. Tình thế thay trắng thành đen cuộc sống dân miền Nam và cũng đổi luôn lòng chung thủy của Thinh sau khi đã có với nàng hai đứa con. Thủy vẫn được đi dạy trở lại, nhưng đau khổ cho những người dạy môn triết. Với chế độ mới, nhà giáo các môn văn chương và lịch sử bắt buộc phải tẩy nảo để nói như con vẹt, rập theo những gì đã được bộ giáo dục và tuyên truyền cho phép. Sau ngày mất nước, chỉ có thuyết Mác-Lê, đường lối đảng Cộng sản Việt Nam và cá nhân ông Hồ là ưu việt, tiên tiến, hiện đại nhất địa cầu. Tư tưởng nào liên quan chế độ cũ hay tư bản đều phải được tẩy xóa tận gốc và thay vào đó những lập luận ngô nghê, láo khoét phản tiến hóa, đẻ ra bởi những người chưa từng cắp sách đến trường. Nạn nhân chính và ưu tiên trong việc nhồi sọ đổi mới nầy là những người có trách nhiệm giáo dục giới trẻ. Từ giáo viên các trường mẫu giáo cho đến giáo sư đại học trong phạm vi văn hoá đều phải được tẩy sạch tư tưởng cũ để tiếp thu những bài học mới do Cộng sản soạn thảo rồi đọc thuộc lòng như cái máy trong lớp học.

 

            Thủy không thi hành đứng đắn trong vai trò giảng dạy theo yêu cầu mới của chế độ, nhiều lần bị phê bình kiểm thảo, Thủy bị chuyển thành giáo viên chạy trường, đứng lớp nhiều môn học khác nhau. Nhiều lần bị ép vào dạy các môn toán, vật lý…Thủy phản ảnh lên thì được cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục giải thích ‘’Chúng tôi đâu cần phải học nhiều nhưng vẫn thành công, đạt tiêu chuẩn xuất sắc trong tất cả bộ môn giao phó. Chị theo bốn năm đại học sư phạm mà không đứng được lớp toán thì chắc bằng cấp của chị là bằng mua chứ gì ‘’ ! Rồi, vì chén cơm manh áo, Thủy đành đứng lớp lưu động, nghĩa là bất cứ môn gì cũng phải thông suốt theo yêu cầu.

Vân tức cười chen vào câu chuyện Thủy đang kể :

-          Như vậy xin dạy môn toán chắc khỏi mệt trí ?

-          Lớp lớn thì tạm láp nháp qua ngày nhưng gặp các lớp mẫu giáo hoặc tiểu học thì ‘đau đầu‘ lắm !

-          Sao ?

-          Cô bạn cùng xóm dạy tiểu học, toán đố không có gì hơn vài ba bài toán cọng trừ mà thôi.

Vân ngắt ngang :

-          Thì khỏe thân chứ kêu ca gì nữa.

Thủy cười chua chát :

-          Các bài toán sau đây được đưa từ miền Bắc vào để dạy từ lớp nầy đến lớp khác như những bài tính khuôn vàng thước ngọc, xem có ‘đau‘ không : Ví dụ bài toán trừ : Có 3 chiếc máy bay Ngụy đến thả bom, chị nông dân dùng súng trường bắn rơi 2 chiếc, vậy còn lại bao nhiêu chiếc ! Hay bài tính nhân : Một quả cối do quân cách mạng bắn vào bọn ngụy trong thành phố chết hai chục người, vậy quân ta bắn vào mười quả đạn, địch chết bao nhiêu ? Thử hỏi mình có đau lòng lặp đi lặp lại chục lần trong ngày hay không !

Vân thắc mắc :

-          Bây giờ tình hình có thay đổi hay vẫn… ?

-          Cũng có đối với các trường học ở thành phố, nhưng trước sau vẫn còn những giọng điệu nhồi sọ, gây căm thù cho các trẻ em vừa cắp sách đến trường.

-          Lương đủ sống không Thủy ?

-          Mắm muối, chật vật cũng qua ngày. Nghề giáo là nghề bạc bẽo nhất ở chế độ nầy. Mang danh công nhân viên nhà nước nhưng lương thì chết đói, nghề giáo không vơ vét được cái gì đút túi, ngay cả cây viết, cuốn tập, cục phấn cũng phải xử dụng đúng theo tiêu chuẩn. Nếu là giáo sư cấp đại học may ra có thể xoay sở được phần nào bằng cách chạy hồ sơ vào các trường lớn, mánh mung đề thi, bán điểm, tráo chứng chỉ hay bán bằng tốt nghiệp. Còn giáo viên tiểu học hay giáo viên trung học cấp I thì chỉ có cách dụ học trò về nhà dạy thêm. Đứa nào đến học thì được điểm cao, đứa nào không tiền học thêm, dù giỏi cũng đành phải xếp vào hạng dưới. Biết làm sao bây giờ, không lý một lớp bốn năm chục em đứa nào cũng đạt 20 điểm và đều đứng hạng nhất đồng loạt ! Thành ra cô giáo bên nầy làm ngày làm đêm vẫn không đủ tiền gạo. Vân đừng ngạc nhiên, đôi khi cô giáo mệt mỏi đành đưa bài của em nầy cho em khác chấm điểm, đó là chuyện thường tình !

Vân muốn biết thêm đời sống của Thủy, nàng tiếp tục :

-          Tình trạng dạy học của Thủy bây giờ thế nào ?

-          Đổi lung tung, vì mình bị khiển trách nhiều lần, bây giờ không còn dạy một môn hay lớp nào nhất định. Gọi là giáo viên chạy lớp, thiếu đâu thì thế đó. Từ lớp nhỏ đến lớn, từ quốc văn, vật lý, sử địa qua toán…

-          Làm sao dọn bài ?

-          Học sinh bây giờ đâu có giỏi và ngoan như thời trước. Thật ra chẳng cần soạn bài hay chẳng có giờ chuẩn bị. Học qua chuyện và dạy cho qua ngày. Học trò đến trường để khỏi bị rầy còn thầy giáo lên lớp để kiếm cơm. Chỉ có thế ! Đứa nào khôn thì ráng học năm ba chữ. Cuối năm không ai biết được kết quả mà thường thường là ngựa về ngược. Con ông cháu cha không cần đến trường, không cần học hành làm gì, cuối năm lãnh thưởng, lên lớp và được cấp bằng đã ghi sẵn họ tên. Bên nầy nhiều cô cậu đậu tú tài, cử nhân hay ngay cả tiến sĩ đôi khi chưa viết nổi một bức thư tình !

-          Mình không hiểu.

-          Thời buổi bây giờ em nào dở thì đứng đầu, đứa nào không đi học thì đậu cao…

-          Cũng lạ nhỉ !

xem tiếp...




Cc bi mới trong mục ny 

NGY THNG CN LẠI (Tac gia: * ĐINH LM THANH *), [26-08-2012]
Tiếng chim khc bn bờ hồ (Tac gia: Duy Xuyn (Tacoma) ) , [26-08-2012]
"QUT L " của Giao Su Trần thị LaiHồng - Hoa Bang, XII - 2010, [17-07-2012]
Ty bt TƯỞNG NHƯ TRỞ VỀ, [12-07-2012]
Ty bt THƯƠNG VỀ BẾN XƯA, [12-07-2012]
Truyện ngắn TIẾNG HT GIỮA KHUYA, [12-07-2012]
oOo i Mắt Phượng Nguyễn đạt Thịnh , [30-06-2011]
Xin gioi thieu truyen ngan: "Chng ti đ hại một người bạn qu" Đ. V. P , [29-06-2011]
Bố Ti ( Hướng Dương) , [11-12-2010]
6 Cu chuyện ngắn - "Đọc v Nghĩ", [15-10-2010]
Cc bi khc »
Disclaimer: The above information are collected from various sources in internet.We will not be liable for indirect, special, or consequential damages (or any loss of revenue, profits, or data) arising in connection with these news. We are not news publisher or editor.

 

 

New Page 1


Copyright 2006-2014. V Tnh - Nữ Trung Học Nha Trang Viễn Xứ. www.VTNTHNTVienXu.com. All rights reserved
.