Gương xưa phụ nữ mở nước và giữ nước
New Page 1

by WOWSlider.com v3.9
New Page 1
New Page 1

  NỖI LÒNG CỦA MỘT CỰU NỮ SINH NHA TRANG
  TIN VUI: Kỷ niệm 60 năm lễ cưới của Thầy Cô BÙI NGOẠN LẠC
»Xem thêm    


 Ảnh đại hội 2011

0766.lt45.jpg

Views: 3272

0657.lt11.1.jpg

Views: 3072

0641.lt6.jpg

Views: 2967

5lt..0698.lt18.jpg

Views: 2721

6lt.0699.lt19.jpg

Views: 2750

13lt.0707.lt26.jpg

Views: 2734
Xem thêm
Cập nhật danh sách VTNTHNT
Viễn Xứ

Xem danh sách
Facebook
 Nhấn nút "like" duới đây để ủng hộ Võ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang!

 

Vườn Văn


Gương xưa phụ nữ mở nước và giữ nước
20-12-2006

Trần thị Lai Hồng biên soạn

 

Uống nước nhớ nguồn
Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dầy        

Giữ Nước: Giặc đến nhà đàn bà phải đánh

Ta lên núi
Ta lên núi
Đu
i đàn hươ
u
Đu
i đàn hươu

Chị em năm ba mặt cũng rầu rầu
Ta lên núi
Ta lên núi
Đu
i đàn nai
Đu
i đàn nai

Nỗi niềm tâm sự than thở cùng ai ?
Đoái trông phương Đông : nước rộng mênh mông
Đoái trông phương Tây : đá trắng gồ ghề
Đoái trông phương Nam : mây che đầu ngàn
Đoái trông phương Bắc : núi cao cao ngất …

 

Đó là bài ca  Xuất Quân  nữ dân binh của Hai Bà Trưng, tương truyền do chính Bà Trưng đặt ra để quân lính vận dụng tinh thần trước khi lâm trận trong sứ mạng giữ nước.  Bài ca này trước đây, trong ngày mở hội tế lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng hàng năm  vào mồng 6 tháng 2 âm lịch, dân xã Hát Môn huyện Phú Lộc -  nay là huyện Phú Thọ – tỉnh Sơn Tây, và dân làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên, quê hương của Hai Bà,  diễn lại thần tích chiến trận Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tàu Đông Hán, dành lại độc lập. 

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Tây lịch)   là cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt, sau 151 năm bị đàn áp,  đánh dấu một chiến tích của dân bị trị chống lại ách đô hộ của đế quốc Trung Hoa.  Suốt trên nghìn năm -  kể từ năm 111 trước Tây lịch cho đến năm 939 sau Tây lịch -  đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên và do chính phụ nữ khởi xướng và cầm đầu , đã được mọi người nhất loạt hưởng ứng đứng lên đánh đuổi quân xăm lăng.

Sử Trung Hoa cũng ghi đậm cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, chứng tỏ là một biến cố trọng đại trong cuộc đô hộ.  Trong số các sách sử, phải kể Hậu Hán Thư  của Phạm Việp, Hậu Hán Kỷ của Viên Hoàng, Tự Trị Thông Giám của Tư Mã Cung, Trung Quốc Thông sử Giản biên do Phạm văn Lang chủ biên, xuất bản ở Bắc Kinh năm 1961, Bắc thuộc Thời đại Đích Việt Nam của La Sĩ Bằng …
 
Tập sử xưa nhất ghi lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là Hậu Hán Thư của Phạm Việp viết theo thể truyện ký, ghi lại lịch sử đời Đông Hán bên Tàu (25 – 220), phần Nam Man Tây Man Di liệt Truyện đã ghi:  “Người con gái Giao chỉ tên là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị được dân Man Lý, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng khởi nghĩa, chiếm được 65 thành, tự lập làm vua.  Thứ sử và các Thái thú ở Giao chỉ phải tháo chạy về nước.”

Tài liệu Bắc thuộc Thời đại Đích Việt Nam của La sĩ Bằng ở Đài Loan, xuất bản tại HongKong năm 1964 ca ngợi Hai Bà Trưng : “đã được người Việt Nam coi là những vị anh hùng dân tộc, tượng trưng cho nền độc lập tự do.”

Các bộ Tống Sử, Nguyên Sử  do Tống Liêm soạn, về đời Minh bên Tàu (1368 – 1644), Minh Sử  của Trương Đình Ngọc người đời Thanh (1644 – 1911) còn nói rõ là trong vòng ba năm, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã xoá đi một phần năm  phạm vi thống trị của đế quốc Trung Hoa, không những vùng Man Lý, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố thuộc Giao Chỉ lãnh thổ Văn Lang, mà còn lan rộng lên phía Nam Hồ Động Đình, bao gồm cả ba tỉnh Hoa Nam là Quảng Đông, Quảng Tây, và Vân Nam.  Ngay tại Phiên Ngung thuộc Quảng Đông bên Tàu, có đền thờ Hai Bà Trưng và dân địa phương tôn thờ Hai Bà như liệt nữ của họ.

Hán Sử Thuỷ Kinh Chú, sách Giao Châu Ngoại Vực Ký ghi : “Bà Trưng Trắc là người can cường, anh dũng, đánh phá các châu quận, các Lạc tướng đều theo.”  Sử ghi : “Quân của Hai Bà Trưng đi như gió lướt, đánh nhanh, thắng nhanh, bọn Đô hộ phủ không kịp trở tay, đành dắt díu nhau chạy, không nơi nào cứu được nơi nào.  Các Thái thú và Huyện lệnh nào may mắn còn sống sót chạy về nước.”

Sách sử Việt, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  của Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, Ngoại Kỷ Quyển III, Kỷ Trưng Nữ Vương, sử gia Lê Văn Hưu có nhận định : “Trưng Trắc  Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như  trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.  Tiếc rằng sau họ Triệu cho đến trước nhà Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao ?  Ôi!  Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy !”

Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Ngoại Kỷ này cũng ghi nhận :  “Họ Trưng giận Thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai hoạ.  Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả Bà Trưng em cũng thế.  Vì đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi.  Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư ? ”

Điều ghi nhận khác trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, là trong số 94 tướng lãnh, có 43 nữ và 51 nam.  Lão tướng như Bà Man Thiện  mẹ của Hai Bà, và trẻ tuổi như Nàng Tía mới tròn mười sáu, và các nữ tướng khác đều chưa tới ba mươi.

Một trong các nữ tướng kháng cự lão tướng Mã Viện  của quân Tàu là Bà Phùng thị Chính.   Sách Hậu Hán Thư  của Phạm Việp, mục Mã Viện Truyện  ghi : “Bà Phùng thị Chính có thai sắp đến ngày sinh, nhưng vẫn xung phong ra trận.  Phu nhân sinh con ngay tại mặt trận.  Dân gian truyền tụng, trong suốt thời gian chống cự với Mã Viện, bà vẫn đèo bọc con nhỏ bên mình.”  

Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Phan Kế Bính xuất bản tại Hà Nội năm 1912 đã liệt kê Trưng Vương vào hàng đầu trong mục Các Bậc Đại Anh Kiệt.
Lịch sử ghi công ơn Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ Trung Hoa, dành độc lập cho đất nước, Lê Ngô Cát  trong Đại Nam Quốc sử Diễn Ca ghi nhận :


                                                Bà Trưng quê Châu Phong
                                                Gi
n người tham bo, thù chng ch
ng quên
                                                Ch
em nng mt li nguy
n
                                                Ph
t c nương t thay quyn tướ
ng quân
                                                Ngàn tây n
i áng phong tr
n
                                               
m m binh mã xung g
n Long Biên
                                                 H
ng qun nh bướ
c chinh yên
                                                Đu
i ngay Tô Đnh, d
p yên Biên thành
                                                Đô kỳ đóng
Mê Linh
                                               Lĩnh Nam riêng m
t triu đình nước ta …

Trong khi đó,
                                               
Tượng đá tri Nam giãi tuyết sươ
ng
                                                Nghìn năm công đ
c nh Trưng Vương  …

Nhân  dân ca ngợi công đức Hai Bà :
                                               
Mt bng em cùng ch
                                                Hai vai n
ước v
i nhà
                                               Thành Mê khi đ
ế

                                                Sông C
m lúc phong ba
                                                Ng
a st m non V

                                               C
vàng m rng hoa
                                                Nghìn năm bia đá t
c

Dân chúng nhớ ơn và tôn kính công đức Hai Bà, lập đền thờ rải rác khắp nơi quanh vùng sông Đáy là phòng tuyến của Hai Bà.  Ngày 6 tháng hai âm lịch hằng năm là một ngày quốc lễ.  Riêng tại làng Hát Môn là nơi Hai Bà tuẫn tiết, có đền thờ bên bờ sông Hát.  Lễ tế Hai Bà có món bánh trôi, nặn làm 100 viên, lễ xong để 49 chiếc vào lòng một hoa Sen lớn thả xuôi dòng về biển.

Có hàng trăm đền thờ Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng ở ngoại thành Hà Nội, từ Đồng Nhân,  Mai Động, Hoàn Long, An Biện, Hiền Quan, Đông Triều, Ngõ Nghè ở Hải Phòng, Tiên La ở Thái Bình,Cấm Khê, Mê Linh, Hạ Lôi, Cư An ở Phúc Yên, Hát Môn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai tỉnh Sơn Tây,  Cẩm Thượng, Cổ Loa, Lãng Bạc,  Đống Đa, Tam Hiệp, Hoàng Diệu, La Thượng, Ba Vì, Thần Phù …  vào tận Nga Sơn ở Thanh Hoá, và không quên các tướng lãnh của Hai Bà.  Công lao các nữ tướng được ghi rõ trong thần phả tại các đền thờ. 


*****
Kiu kiu n tướ
ng quân
Uy danh đ
ng phong tr
n
Năng hàm Ngô t
đ
m
Phiêu d
c đng nhân tâm

          Tạm dịch : 
N tướng quân yêu kiu
                                 Danh ti
ếng vang khp nơ
i
                                 Tài năng Ngô m
t vía
                                 Nhan s
c đng lòng người

Bài thơ này nói đến vị nữ tướng trẻ tuổi  quật cường trong sứ mạng giữ nước,  quyết phất cờ khởi nghĩa chống quân nhà Ngô đang cai trị nước ta: Bà Triệu.

Bà Triệu tức Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ – 226 năm sau Tây lịch – tại làng Truông quận Cửu Chân.  Năm 248 – tức là 208 năm sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng  - , chỉ mới 22 tuổi, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu tập binh lính, lập cứ địa tại vùng Ngàn Nưa bao gồm 3 huyện Nông Cống, Triệu Xuân và Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nổi dậy đánh  quân đô hộ.

Bà Triệu thường mặc áo giáp vàng xông trận, khí thế dũng mãnh, được quân sĩ tôn gọi là Nhuỵ Kiều Tướng quân.  Một câu nói của Nhuỵ Kiều Tướng quân được lưu truyền và sử gia Trần Trọng Kim ghi lại trong  Việt Nam Sử Lược: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể Đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp người ta.”

Tài liệu của Trung Hoa, sách   Giao Chỉ Chí  và Thái Bình  của Nhạc Sử đời nhà Tống ghi :  “Trong núi Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, kết lập bè đảng, cướp phá các quận huyện, thường mặc áo màu vàng, đi giày mũi cong, cưỡi đầu voi mà chiến đấu, sau khi chết thành thần.”
 
Lực lượng đô hộ của Nhà Ngô khiếp phục uy danh Bà Triệu, tôn kính gọi là Vua Bà hoặc  Lệ Hải Bà Vương, và thú nhận “ Hoanh qua dương hổ dị;  đối diện Vương Bà nan.” Có nghĩa là “Múa giáo đánh hổ,  dễ;  đối địch Vua Bà, khó! ”

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi rằng theo truyền thuyết, Bà Triệu và nghĩa quân lập được 7 căn cứ đánh quân nhà Ngô do tướng Lục Dận chỉ huy,  Trong 6 tháng, quân ít thế cô, bà lui về xã Bồ Điền nay là xã Phú Điền huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá, thì tự sát.   Ngày nay, trên núi Tùng thuộc xã Phú Điền, cạnh quốc lộ 1 vẫn còn lăng mộ và đền thờ Bà Triệu.  Từ ngàn năm qua, dân Việt vẫn truyền tụng :


                                                Ai v Hu Lc, Phú Đin
                                                 Nh
đây Bà Triu trn tin giao phong

Bên võng nôi, những bà mẹ Việt đã dẫn dắt con vào bài học lịch sử :
                                                 
Ru con, con ng
cho lành
                                                Đ
m gánh nước r
a bành cho voi
               &nb




Các bài mới trong mục này 

NGÀY THÁNG CÒN LẠI (Tac gia: * ĐINH LÂM THANH *), [26-08-2012]
Tiếng chim khóc bên bờ hồ (Tac gia: Duy Xuyên (Tacoma) ) , [26-08-2012]
"QUÉT LÁ " của Giao Su Trần thị LaiHồng - Hoa Bang, XII - 2010, [17-07-2012]
Tùy bút TƯỞNG NHƯ TRỞ VỀ, [12-07-2012]
Tùy bút THƯƠNG VỀ BẾN XƯA, [12-07-2012]
Truyện ngắn TIẾNG HÁT GIỮA KHUYA, [12-07-2012]
oOo Ðôi Mắt Phượng Nguyễn đạt Thịnh , [30-06-2011]
Xin gioi thieu truyen ngan: "Chúng tôi đã hại một người bạn quý" Đ. V. P , [29-06-2011]
Bố Tôi ( Hướng Dương) , [11-12-2010]
6 Câu chuyện ngắn - "Đọc và Nghĩ", [15-10-2010]
Các bài khác »
Disclaimer: The above information are collected from various sources in internet.We will not be liable for indirect, special, or consequential damages (or any loss of revenue, profits, or data) arising in connection with these news. We are not news publisher or editor.

 

 

New Page 1


Copyright © 2006-2014. Võ Tánh - Nữ Trung Học Nha Trang Viễn Xứ. www.VTNTHNTVienXu.com. All rights reserved
.