"NGỌN CỎ" Phần # 3
Phối đã mua tuần báo ĐỜI ấy và nó đã cùng vớ 2 bài thơ này, theo Phối từ đấy như một kỷ niệm trân quý mà Phối muốn suốt đời cất giữ. Chiếc máy bay chở Phố trở về lại Saigon trong một buổi trưa Sóc Trăng mưa bụi bay ảm đạm, ảm đạm như trái tim của Phối đã chết những ngày vui cùng với những mộng mơ tuổi xuân thì. Thêm dăm ba hôm nữa lưu lại Saigon để dịu xuống cơn thất thần, hôm nào Phối cũng được bạn bè nơi này đưa đi đâu đó với hảo ý giúp nàng vơi nhẹ nổi buồn. Một đêm trong quán café nhạt đường Yên Đổ một anh lính chiến bận áo rằn ri đã bước lên bục, cầm micro hát liên tiếp mấy bản nhạc của TCS.
“……Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ……Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình…….”
Phối lại chảy nước mắt ràn rụa, lòng trào đầy nổi oán hận cuộc chiến bi đát do CS gây nên mà những người dân miền Nam VN đang phải gánh chịu. Về lại Nhatrang, Phối trở về lại với cuộc sống thường nhật ngày hai buổiđều đặn đến sở vùi đầu vào công việc để nguôi ngoai những buồn thương. Một hôm Phối nhận được một lá thư gởi về địa chỉ sở làm của nàng. Cầm lá thư trên tay mà Phối run lên vì chữ viết trên phong bì là nét chữ của Tài!
Mở phong bì thì một mảnh giấy nhỏ rơi ra. Phối cúi xuống nhặt mảnh giấy lên để đọc: “Th/u Tài đã tử trận 2 giờđồng hồ sau khi viết thư này cho cô. Trong khi Th/u Tài ngồi vtết thư thì có tôi bên cạnh nên tôi đã giữ lại để hôm nay xin được gởi về cho cô” (7) Mảnh giấy đề tên “Th/u Thanh.” Rồi Phối đọc lá thư cuối cùng của Tài: “……Không hiểu sao anh thấy như em thật gần. Mà cũng lại như xa anh đến muôn ngàn trùng…...” Tài đã có cái linh tính không lành??? Là một thứ định mệnh oan nghiệt mà con người không cách nào có thể trốn chạy được??? Phối thẩn thờ
Sau khi Tài ngã xuống thì cuộc chiến miền Nam càng ngày càng khốc liệt hơn. Những bạn bè của Tài sống sót qua trận Tây Ninh, hôm nay không biết còn lại được ai hay là rồi họ cũng Đã lần lượt ngã xuống trong những chiến trận tiếp theo sau đó??!!! Dòng đời vẫn trôi nên Phối không thể nào đứng lại để mãi mãi ôm nổi sầu thương dĩ vãng. Nhưng Phối biết chắc chắn rằng trong một góc thật sâu kín của trái tim mình, Tài vĩnh viễn nằm ở đó để buồn và vui với những vui buồn của Phối.
Miền Nam không giữ được và tháng 4 nmă 1975 Việt Cộng đã tràn vào làm chủ. Giọng nói trầm buồn năm xưa của Tài vẫn còn vang vọng trong Phối: “Việt Cộng ác lắm em à. Chúng không Có nhân tính đâu!”Phối quyết định bỏ đất nước ra đi bằng với bất cứ giá nào. Trước khi vượt biên, Phối về Sóc Trăng thăm mộ Tài. Nàng ghé thăm gia đình Tài trước khi ra mộ. Mẹ Tài vẫn còn sống nhưng bà đã quá già yếu.
Chị Hoàg vì yếu đuối và vì quá nhớ thươg đứa em trai duy nhất nên cũng dã qua đời. Phối đến khu nghĩa trang quân đội nơi Tài đã an nghỉ thì thấy hàng rào kẽm gai sát đường lộ đã bị kéo đi, còn cái ngôi mộ đôi phần cũng đã bị đập phá tan hoang. Người sống không chừa mà cả đến người chết cũng không tha, đúng là một chế độ tàn ác nên đã sinh ra một lũ người bất nhân! Có lẽ bọn ác nhân hèn hạ ấy cày xới đập phá các ngôi mộ kia quá mỏi mệt rồi nên đã dừng tay lại ở ngôi mộ của Tài, nhờ vậy mà ngôi mộ của Tài mới may mắn còn nguyên vẹn. Cũng có thể vì ngôi mộ của Tài không có hình. Hình gắn trên tất cả các bia mộ đều bị đập nát! Phối đốt nhang khấn nguyện Tài phù hộ cho Phối đi thoát được và phù hộ cho đất nước Việt Nam sớm qua khỏi được tai kiếp lầm than dưới bàn tay cai trị bạo tàn của lũ quỷ đỏ này. Nhìn xuống đám cỏ dưới chân mộ Phối bất chợt nhớ đến bài thơ thuở xa xưa của một cô học trò trường Trưng Vương:
Tôi có mtột người anh
Hôm qua anh về thăm tôi
Thăm em gái
Trong chiếc quan tài đỏ
Mà đỏ chiều quê
Tôi có một người anh
Lâu lâu tôi về thăm anh một lần
Nhìn khói hương tàn
Khóm ngọn cỏ xanh.”
Phối thầm thì với anh linh của Tài:
Dù bức tượng“Thương Tiếc”hôm nay dã bị phá đổ dù cái nghĩa trang nơi an nghỉ của những nguời lính chiến VNCH hôm nay đã bị đào xới và đập Phá tan hoang, anh và các chiến hữu của anh vẫn mãi mãi là những NGỌN CỎ làm xanh thắm quê hương.
Cao Đồng Phước (Calgary, Canada.)
|